Lợi ích của yến sào dành cho người tiểu đường là gì? Người bị tiểu đường có dùng yến sào như thế nào mới tốt? Nếu bạn đang thắc mắc những vấn đề này thì không nên bỏ qua bài viết sau đây, cùng tìm hiểu với Vương Quốc Yến nhé.
1/ Người bị tiểu đường có ăn được yến sào không?
Do sự thay đổi về chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, sự tác động của môi trường sống nên khoảng thời gian đây, bệnh tiểu đường đang có chiều hướng gia tăng. Một loại thực phẩm bổ dưỡng dành cho bệnh nhân mắc căn bệnh này đó chính là yến sào. Tuy nhiên để cơ thể hấp thu tối đa giá trị dinh dưỡng của yến, kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng, đúng cách.
Người bị tiểu đường có ăn yến sào được không?
2/ Lợi ích của yến sào dành cho người tiểu đường
Trong thành phần của yến sào với nhiều loại Acid Amin như: Fe, Zn, , Ca, Mn… cùng với 31 nguyên tố vi lượng giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bênh cạnh đó, các khoáng chất trong yến sào còn có tác dụng rất tốt cơ thể như:
- Leucine (4.56%) giúp lượng đường trong máu được điều chỉnh và kiểm soát phù hợp với cơ thể.
- Isoleucine (2.04%) giúp người bệnh được hỗ trợ điều trị và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
- Phenylalanine (4.50%) hỗ trợ quá trình hình thành Hemoglobin (có tác dụng vận chuyển Oxy và Glucose nuôi cơ thể) giúp điều tiết đường huyết, tăng cường trí nhớ, đông máu và bồi bổ não.
- Người tiểu đường sử dụng yến sào thường ngày có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm lượng đường huyết trong máu. Ngoài ra, còn giúp tăng cường sức đề kháng và hạn chế ốm vặt, da dẻ hồng hào.
- Yến sào hoàn toàn không có chất béo, hàm lượng đường trong thành phần dinh dưỡng vì sản phẩm này được làm từ 100% nước dãi của yến. hính vì vậy, người bị bệnh tiểu đường, không cần lo lắng sảnh hưởng đến lượng đường huyết có thể an tâm sử dụng.
Ngoài ra, trong bài nghiên cứu có tiêu đề: “Edible Bird’s Nest Prevents High Fat Diet-Induced Insulin Resistance in Rats”, được công bố năm 2015 đã đưa ra kết luận và trực tiếp đề xuất: Yến Sào có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng giúp chống lại hiện tượng “đề kháng Insulin”.
Nguyên văn trong bài nghiên cứu này được công bố trên chuyên trang khoa học về y dược có thể nói là nổi tiếng và uy tín nhất của Mỹ, NCBI chính là:” The results suggest that EBN (Edible bird nest) may be used as functional food to prevent insulin resistance”.
Lợi ích của yến sào cho người tiểu đường
3/ Lưu ý khi dùng yến sào đảm bảo an toàn cho người bệnh tiểu đường
Ngày nay, dù y học đã vô cùng phát triển nhưng căn bệnh tiểu đường vẫn chưa có thuốc đặc trị. Phương pháp phổ biến nhất được bác sĩ áp dụng là chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp uống thuốc kiểm soát thế nên khi ăn yến sào bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
3.1/ Khi chế biến yến sào nên hạn chế tinh bột
Người bệnh tiểu đường buộc phải kiêng tinh bột, vì tinh bột chưa một lượng đường nhất định không tốt cho cơ thể người bệnh. Vậy nên khi chế biến yến sào bạn hãy:
- Nấu cháo yến nên dùng bằng gạo mầm thay vì sử dụng gạo tẻ hay gạo nếp.
- Không nên sử dụng thực phẩm chưa nhiều tinh bột nên kết hợp với các nguyên liệu khác như: bồ câu, gà ác, thịt… để có những món ăn thơm ngon hơn.
Hạn chế tinh bột khi chế biến yến sào dành cho người tiểu đường
3.2/ Sử dụng yến sào đúng liều lượng và phù hợp với tình trạng của người bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ liều lượng sử dụng phù hợp trước khi dùng yến sào:
- Bệnh nhân tiểu đường đang trong quá trình điều trị ở giai đoạn đầu nên ăn 5gr yến sào mỗi ngày.
- Dùng cách ngày 1 lần 5gr yến sào nếu như việc điều trị bệnh tiểu đường có kết quả tốt.
- Để yến sào phát huy hiệu quả tác dụng người tiểu đường nên dùng yến sào thường xuyên, khi bệnh tiến triển tốt nên giảm liều lượng không nên dừng hẳn.
3.3/ Khi chế biến yến sào không sử dụng đường
Do sự rối loạn chuyển hoá protein, cacbohydrat và mỡ trong cơ thể khiến cho lượng đường trong máu tăng cao và tích tụ trong máu đã gây ra bệnh tiểu đường. Cơ thể sẽ có những biến chứng nguy hiểm nếu người bện không kiểm soát được lượng đường trong máu. Thế nên, nỗi lo lớn nhất của người bệnh đái tháo đường chính là lượng đường.
Những dưỡng chất có trong yến sào rất tốt cho người bệnh tiểu đường. tuy nhiên để hạn chế tối đa biến chứng xấu có thể xảy ra với người bệnh bạn tuyệt đối không cho thêm bất cứ loại đường nào khi chế biến.
Khi chế biến yến sào cho người tiểu đường không nên sử dụng đường
4/ Hướng dẫn cách chế biến yến chưng sâm dành cho người tiểu đường
Đối với người tiểu đường thì yến sào chưng nhân sâm là món ăn, bổ dưỡng, thượng hạng vô cùng thích hợp. Trong đông y, bên cạnh quế, phụ tử và nhưng hươu thì nhân sâm đã được xếp vào tứ đại danh dược. Như vậy, không chỉ yến sào mà nhân sâm cũng chứa nhiều dưỡng chất quý hiếm có lợi cho sức khoẻ.
Sau đây là hướng dẫn cách chế biến yến sào nhân sâm tốt cho người bệnh tiểu đường:
- Chuẩn bị sẵn các nguyên liệu: yến sào 3 – 5g, nhân sâm khô 3g, cùng một số nguyên liệu khác như: hạt sen, kỷ tử, táo đỏ, 1 muỗng mật ong. Tốt hơn hết nên lựa chọn yến sào tinh chế để tiết kiệm thời gian chế biến.
- Ngâm hạt sen trong nước nóng cho mềm, yến sào ngâm trong nước lạnh trong khoảng 30 phút, các nguyên liệu còn lại chỉ cần rửa sạch là được.
- Tiến hành chưng cách thuỷ yến sào, hạt sen và nhân sâm trong 25 phút với lượng nước vừa đủ.
- Tiếp theo, cho các nguyên liệu còn lại: kỷ tử, táo đỏ, mật ong vào thố yến sào rồi chưng thêm khoảng 15 phút là được.
- Để yến sào không bị tanh có thể ăn khi còn ấm hoặc ăn lạnh cũng vô cùng tuyệt vời.
Làm thế nào để mua được yến sào thật với giá tốt nhất? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây.
Hướng dẫn cách chế biến yến sào dành cho người tiểu đường
Hy vọng với những thôgn tin Vương Quốc Yến cũng cấp trên đây bạn đã có được kiến thức yến sào dành cho người tiểu đường vô cùng hữu ích. Hãy chế biến ngay những món ăn yến sào vô cùng hảo hạn ngay bạn nhé.