Tổ yến là một trong những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất tốt cho việc bồi bổ sức khoẻ. Tuy nhiên để thu được hiệu quả cao, người dùng cần chọn được tổ yến sạch và phải biết cách chế biến sao cho phát huy tối đa công dụng của tổ yến. Trong bài này, chúng tôi xin đưa ra cách chưng yến cho người tiểu đường, cũng như những điều cần lưu ý để mọi người cùng tham khảo.
1/ Bệnh nhân tiểu đường có nên dùng tổ yến không?
Có phải bạn đang là một bệnh nhân tiểu đường và băn khoăn liệu có nên dùng tổ yến trong việc bồi bổ sức khoẻ hay không? Vậy thì bạn có thể yên tâm rằng người bệnh tiểu đường hoàn toàn được phép dùng tổ yến. Bởi lẽ, tổ yến được hình thành từ nước bọt của chim yến và chúng không chứa đường. Bạn có thể sử dụng tổ yến mà không cần lo ngại về vấn đề đường huyết tăng cao.
Không những thế, tổ yến còn chứa một loạt các dưỡng chất tốt cho cơ thể như protein, vitamin C, vitamin B, vitamin E, tyrosin, cysteun, phenyllamin, sắt, natri, phospho, canxi,… Nhờ đó bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và ngăn ngừa xảy ra các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng yến sào
2. Những lợi ích của tổ yến đối với người bị tiểu đường.
Chế độ ăn uống của người tiểu đường thường hà khắc hơn người khác. Người bệnh cần kiêng khem nhiều loại thực phẩm, nhất là nhóm thực phẩm có lượng đường cao, hạn chế dung nạp glucose vào cơ thể. Do đó có thể dẫn đến tình trạng suy nhược, sụt cân.
Việc bổ sung yến sào vào chế độ ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường, trong đó chúng ta có thể kể đến như sau:
- Giúp ổn định đường huyết: Axit amin leucine và isoleucine trong yến có tác dụng điều chỉnh nồng độ đường trong máu, giúp đường huyết của người bệnh không đột ngột tăng lên hoặc giảm xuống. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với các bệnh nhân mắc các chứng rối loạn chuyển hoá.
- Chống lại hiện tượng kháng insulin: Insulin là hormone được sản xuất từ tuyến tuỵ và có vai trò chuyển hoá đường thành năng lượng. Kháng insulin làm cho nồng độ insulin giảm, từ đó khiến nồng độ đường huyết tăng và làm cơ thể người bệnh mệt mỏi vì thiếu năng lượng. Yến sào sẽ góp phần giúp đảm bảo quá trình sản xuất insulin của tuyến tuỵ và hỗ trợ đường huyết ở mức ổn định.
- Tăng cường sức đề kháng, giảm các triệu chứng của bệnh: Yến sào giúp bạn giảm các triệu chứng như mệt mỏi, thiếu năng lượng, sức đề kháng kém. Ngoài ra, chúng còn giúp chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn và ít mắc phải các bệnh viêm nhiễm.
- Thúc đẩy phục hồi vết thương nhanh chóng: tyrosine và các axit amin như Proline, Acid Aspartic, Valin trong tổ yến có tác dụng thúc đẩy phục hồi tổn thương nhanh chóng, tái tạo tế bào, hồng cầu hiệu quả.
Yến chưng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người tiểu đường
3/ Những điều cần lưu ý về cách chưng yến cho người tiểu đường
Như đã đề cập trước đó, chúng ta cần phải biết cách chưng yến cho người tiểu dường như thế nào là đúng để giữ được dưỡng chất trong yến. Theo đó, bạn cần lưu ý những điều cơ bản sau:
- Tuyệt đối không sử dụng đường: khi chế biến tổ yến, bạn tuyệt đối không được thêm bất kỳ loại đường nào. Nếu lượng đường không kiểm soát chặt chẽ sẽ dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người đái tháo đường
- Thời gian: bạn chỉ nên chưng yến với vừa đủ thời gian, vì chưng yến quá lâu có thể làm yến mất đi dưỡng chất trong yến.
- Không nên kết hợp yến sào với các nguyên liệu có tinh bột: người tiểu đường cũng kiêng tinh bột, vì vậy bạn nên kết hợp với các nguyên liệu thịt, trứng, rau củ,…
- Nhiệt độ: không nên nấu yến với nhiệt độ quá cao và quá lâu, cũng như không nấu trực tiếp tổ yến mà nên chưng cách thuỷ để đảm bảo chất dinh dưỡng.
- Nên mua tổ yến ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng.
Xem thêm: Cách chưng yến tươi giàu dinh dưỡng, phù hợp với mọi người dùng
4/ Mách bạn cách chưng yến cho người tiểu đường bổ dưỡng, thơm ngon
Nhìn chung, các cách chưng yến cho người tiểu đường cũng không quá cầu kỳ phức tạp. Tuy nhiên, vì không được bỏ đường nên vị ngọt của yến có phần giảm đi khá lớn. Do đó, chúng ta cần phải kết hợp với một số loại hạt và quả như hạt sen, táo đỏ, long nhãn,… để có được vị ngọt tự nhiên và thanh mát. Ngoài ra, bạn có thể dùng yến cùng với một số sản phẩm khác như rau, thịt, trứng, quế, hạt chia….
Ở đây, cách chưng yến với táo đỏ cho người tiểu đường có công dụng tăng cường sức đề kháng, giải nhiệt gan, thanh lọc độc tố, phòng ngừa bệnh tim mạch, gan, mỡ máu và huyết áp cực tốt.
4.1/ Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 3-4g yến
- 7 – 9 trái táo tàu đỏ
- Gừng tươi
Cách chưng yến cho người tiểu đường với táo đỏ
4.2/ Cách chế biến
- Bước 1: Sơ chế yến. Ngâm yến trong nước từ 25 – 30 phút. Đợi yến mềm và nở ra thì vớt ra và nhặt sạch lông yến. Đối với loại yến tươi bạn bỏ qua bước này.
- Bước 2: Rửa sạch táo tàu đỏ rồi để khô. Ngâm táo với nước ấm từ 15 – 20 phút cho nở ra. Sau đó vớt táo ra để ráo nước.
- Bước 3: Cho táo vào nồi nước lọc và đun sôi. Táo chín thì chỉnh lửa nhỏ cho đến khi táo mềm rồi vớt ra. Thái lát gừng.
- Bước 4: Cho táo, yến, gừng vào cùng một cái thố. Đổ nước ngập 7/10 rồi đem chưng cách thuỷ 20- 25 phút rồi thưởng thức.
Ngoài chưng yến, bạn còn có thể kết hợp yến với các thực phẩm khác để có được món mặn dễ ăn như gà hầm tổ yến, canh tổ yến hạt sen,… để đa dạng hơn thực đơn cho người bệnh.
Tham khảo: Hướng dẫn cách sử dụng yến sào cho từng đối tượng cụ thể
Như vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi hi vọng có thể giúp bạn nắm được cách chưng yến cho người tiểu đường. Và quan trọng hơn hết là có thể giúp các bạn chăm sóc được bản thân và gia đình của mình tốt hơn.