Người bị bệnh gút có ăn được tổ yến không? Cần lưu ý điều gì?

Người bị bệnh gút có ăn được tổ yến không

Người bị bệnh gút có ăn được tổ yến không? Người bệnh gout ăn yến sào như thế nào để hiệu quả? Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thực phẩm này, bạn hãy cùng tìm hiểu với Vương Quốc Yến ngay nhé.

1/ Bị gout nên làm gì?

Biểu hiện đặc trưng của những người mắc bệnh gout chính là nồng độ axit uric trong máu tăng cao và xuất hiện các cơn gout cấp làm sưng, nóng, đỏ và đau ở các đầu khớp. Chính vì vậy, muốn trở lại trạng thái bình thường, bệnh nhân cần giảm cơn đau cũng như giảm nồng độ axit uric trong máu.

Một số dấu hiệu để bạn nhận biết tình trạng này như:

  • Xuất hiện cơn đau dữ dội tại các khớp, nhất là vào buổi đêm.
  • Nhìn thấy được biểu hiện viêm, sưng đỏ, cảm giác nóng ở khớp và chạm vào sẽ thấy đau.
  • Các khớp sẽ bị viêm, sưng đỏ, thậm chí người bệnh còn có cảm giác nóng và chạm vào thấy đau là dấu hiệu bệnh gout
  • Những cơn đau khớp do cơn gout thường diễn ra khoảng 5 – 7 ngày sau đó giảm dần
  • Bị hạn chế vận động do các cơn đau khớp.

Nếu chữa trị theo phương pháp Tây y, các chuyên gia sẽ khuyên bạn nên sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau và tăng đào thải như allopurinol, colchicine… để trị gout. Mặc dù chúng cho hiệu quả rất nhanh nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra hàng loạt các tác dụng phụ như: đau dạ dày, tiêu chảy, đau bụng…

Chính vì lẽ đó, việc áp dụng các bài thuốc chữa gout tại nhà đang ngày càng ưa chuộng hơn trước. Ở đây, người bệnh cần phải xây dựng lại chế độ dinh dưỡng khoa học hơn, kết hợp với đó là sử dụng các loại thảo dược, hoa quả nhằm làm giảm nồng độ axit uric trong máu cũng như giảm đau, chống viêm hiệu quả.Người bị bệnh gút có ăn được tổ yến không

Bị bệnh gout nên làm gì?

2/ Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh gout

Bệnh gout là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, sự rối loạn này khiến cho cơ thể sản sinh nhiều acid uric trong máu. Đây là nguyên nhân gây ra các cơn đau ở những vị trí khớp xương như: cổ tay, mắt cá chân, gối, bàn chân… Trong quá trình điều trị gút người bệnh cần xây dựng chế độ ăn phù hợp:

2.1/ Những thực phẩm người bệnh gút nên ăn

  • Hàng ngày cần bổ sung thêm 500 – 1000mg vitamin C.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm vì uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric.
  • Lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50-100g, người mắc bệnh gút chỉ nên  ăn các loại thịt có màu trắng. Vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn, một số loại thịt màu trắng: thịt lườn gà, thịt heo, thịt cá sông…
  • Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrat  có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Các loại thực phẩm này chứa một lượng purin an toàn nên vô cùng quan trọng đối với người bệnh gút.
  • Người bệnh gút nên ăn nhiều dâu tây, cải bẹ xanh, cherry, cam và lá sake.. vì chúng có hức năng đào thải axit uric trong máu.
  • Để giảm bớt lượng chất béo nên thay thế các loại dầu bằng dầu vừng, dầu ô liu, dầu lạc…
  • Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ như chiên, xào, tốt nhất nên ăn các món luộc, hấp.

Người bị bệnh gút có ăn được tổ yến không

Những thực phẩm người bệnh gout nên ăn

2.2/ Những thực phẩm người bệnh gout không nên ăn

  • Hạn chế tối đa, tốt nhất không ăn các thực phẩm có lượng purin cao như: thịt gia cầm, thịt thú rừng, nội tạng động vật, tôm cua, thịt bò, ghẹ, các loại động vật có vỏ: ốc, sò, hến, hàu…
  • Tránh ăn các loại rau: măng tây, cải bắp, nấm; các loại hoa quả chua, đồ lên men…
  • Rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric nên tuyệt đối không uống.
  • Hạn chế ăn hạt tiêu, ớt vì có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gút.

Người bị bệnh gút có ăn được tổ yến không

Người bệnh gout không nên ăn gì?

3/ Người bị bệnh gút có ăn được tổ yến không?

Tổ yến luôn được biết đến là loại thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người dùng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng yến sào để bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, giải tỏa căng thẳng, tăng cường trí nhớ. Đặc biệt, loại thực phẩm “vàng” này giúp phục hồi chức năng phổi, tốt cho tim mạch, gan, thận sau khi nhiễm bệnh.

Người bệnh gút hoàn toàn yên tâm khi sử dụng yến sào vì trong thành phần dinh dưỡng tổ yến không chứa quá nhiều purin. Bên cạnh đó, yến sào còn có chức năng quan trọng đối với người bệnh gút như:

  • Yến sào giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch nên phòng tránh sự suy giảm chức năng của thận.
  • Thành phần bên trong tổ yến chứa nhiều acid amin, khoáng chất như kali, natri giúp cơ thể dễ hấp thu và tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Sử dụng tổ yến giúp đào thải acid uric khỏi cơ thể, tăng khả năng hấp thụ canxi. Và đặc biệt hơn, yến sào còn giúp tăng tiết dịch nhầy tại bọc sụn của xương khớp.
Người bị bệnh gút có ăn được tổ yến không
Người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số điểm khi sử dụng tổ yến

Người bị bệnh gút có ăn được tổ yến không?

4/ Người bệnh gout ăn yến sào như thế nào để đạt được hiệu quả?

Người bệnh gút ăn yến sào như thế nào cho an toàn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe? Cùng Vương Quốc Yến lưu ý những vấn đề sau đây bạn nhé:

  • Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về dự định dùng yến sào bồi bổ sức khỏe trước khi sử dụng.
  • Liều lượng sử dụng yến sào hợp lý cho người mắc bệnh gút là 5g/ngày. Không nên quá lạm dụng tổ yến vì hệ tiêu hóa của bệnh nhân sẽ không hấp thụ hết những dưỡng chất, nhất là những người cao tuổi. Ngoài ra, người bệnh bị khó chịu, chướng bụng nếu ăn yến không khoa học hay sử dụng liên tục.
  • Để khẩu phần ăn của người bệnh gút đảm bảo chế thấp nhất lượng Purin thì khi chế biến yến sào bạn nên nấu các món ăn ít nguyên liệu, đơn giản như: nấu cháo tổ yến thịt bằm, chưng yến với đường phèn hay gừng…
  • Tránh việc yến sào kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe khi mua phải hàng nhái, hàng giả. Bạn nên tìm hiểu và mua tổ yến tại các cơ sở uy tín, chất lượng để mua được sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhé.

Người bị bệnh gút có ăn được tổ yến không

Lưu ý về cách sử dụng yến sào cho người bị bệnh gout

5/ Cách chưng yến cho người bệnh gout

Yến sào với gừng và đường phèn là một trong những món ăn được chế biến từ tổ yến tốt nhất cho sức khỏe của người bị gút. Dưới đây là cách chưng yến sào với gừng và đường phènn vừa bổ dưỡng lại thơm ngon.

5.1/ Nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi chế biến

  • 5g: Tổ yến tinh chế
  • 30g: Đường phèn
  • Gừng tươi cắt thành từng sợi mỏng
  • Nước lọc sạch

5.2/ Hướng dẫn cách chế biến yến với đường phèn và gừng vô cùng đơn giản

  • Bước 1: Ngâm tổ yến: Tiến hành ngâm tổ yến vào 1 cái tô nước sạch trong khoảng 30 phút.
  • Bước 2: Chưng cách thủy tổ yến: Thời gian chưng yến tầm 20 phút, lúc đầu nên chỉnh to lửa đến khi sôi thì từ từ hạ nhỏ lửa lại.
  • Bước 3: Hoàn thiện món yến sào chưng đường phèn và gừng: Cho đường phèn và sợi gừng đã được cắt mỏng vào thố yến sào, chưng thêm khoảng 5 –10 phút nữa là hoàn thành.

Người bị bệnh gút có ăn được tổ yến không

Hướng dẫn cách chưng yến sào cho người bị bệnh gout

Có thể bạn quan tâm: Lợi ích của yến sào dành cho người tiểu đường, gợi ý cách dùng an toàn

6/ Câu hỏi thường gặp về bệnh gout

6.1/ Bệnh gout có ăn được sữa chua không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, người mắc bệnh gout nên dùng sữa chua hàng ngày nhưng không nên lạm dụng thái quá. Tốt hơn hết chỉ nên sử dụng tối đa 1 hộp/ngày để hỗ trợ dinh dưỡng tốt nhất, không bị lắng đọng acid uric trong máu từ việc sử dụng sữa chua.

6.2/ Bệnh gout có ăn được đông trùng hạ thảo không?

Đông Trùng Hạ Thảo được biết đến là loại thực phẩm giúp kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể một cách tự nhiên. Chỉ cần sử dụng điều độ và đúng liều lượng sẽ giúp người bệnh Gout chặn đứng được căn nguyên gây ra các các biến chứng với xương khớp hay gặp.

Đặc biệt, hoạt chất cordycep trong Đông Trùng Hạ Thảo còn có khả năng làm giãn nở các mạch máu lớn giúp cải thiện độ bền của thành mạch. Chính vì vậy chúng giúp hạn chế hiện tượng co mạch máu quá mức – nguyên nhân gây tắc nghẽn, đau cơ và ứ huyết gây sưng, viêm.

6.3/ Bệnh gout có ăn được thịt vịt không?

Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt vịt vì có lượng purin cao, có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể. Qua khảo sát cho thấy, cứ 100g thịt vịt có 128 mg purin được chuyển hóa thành axit uric. Trong khi đó, theo khuyến cáo của bác sĩ dành cho người bệnh gút cấp tính chỉ nên sử dụng tối đa 135 – 150 mg/100 g.

6.4/ Bệnh gout có ăn được sứa biển không?

Hải sản: Những người bị bệnh gút nên hạn chế ăn nhiều hải sản đặc biệt là sò, lươn, ốc ếch và kể cả sứa. Điều này bắt nguồn từ việc người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả.

6.5/ Bị gout có ăn được tiết canh không?

Người mắc bệnh gút không nên ăn tiết canh vì món ăn được chế biến từ máu tươi và nội tạng động vật. Mà trong nội tạng của động vật lại chứa rất nhiều nhân purin.

Qua thông tin mà Vương Quốc Yến cung cấp trên đây bạn đã có thể tự trả lời câu hỏi người bệnh gút có ăn được tổ yến không rồi đúng không nào. Chúc bạn sẽ thành công trong việc chế biến món ăn cũng như chọn mua yến tại cửa hàng uy tín nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *